Trang chủ Cẩm nang sức khỏe Những cách chữa ho cho trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi mà cha mẹ cần biết

Những cách chữa ho cho trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi mà cha mẹ cần biết

by bennhautd1@
cach chua ho cho tre so sinh 1 thang tuoi

Dành cho những cha mẹ chưa biết cách chữa ho cho trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi, dưới đây là những cách chữa ho hiệu quả tại nhà cho bé. Bởi trẻ sơ sinh là những đứa trẻ mới được sinh ra chưa lâu, đề kháng còn yếu, chỉ cần một vài tác động xấu từ bên ngoài cũng có thể ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ, gây ra các bệnh về đường hô hấp như ho, nghẹt mũi, sổ mũi… 

Tại sao trẻ bị ho? Cách chữa ho cho trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi?

cách chữa ho cho trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi

Ho là 1 phản xạ tự nhiên của cơ thể để làm sạch đường thở, loại bỏ đờm hay các dị vật ra khỏi cơ thể, giúp không khí lưu thông thuận lợi để bé có thể hô hấp dễ dàng. Tuy nhiên, nếu trẻ ho liên tục dữ dội thì đó không chỉ là biểu hiện bình thường mà là các triệu chứng bệnh liên quan đến đường hô hấp. 

Có 2 loại ho thường thấy ở trẻ là ho khan và ho có đờm. Ho khan là triệu chứng thường gặp khi trẻ bị cảm lạnh khiến trẻ thở khò khè, mệt nhọc. Loại thứ 2, ho có đờm, là triệu chứng ho kem với đờm thường gặp khi bé bị nhiễm trùng hô hấp.

Vậy đâu là nguyên nhân và cách chữa ho cho trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi?

Nguyên nhân và cách chữa ho cho trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi?

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra bệnh ho ở trẻ. Đó có thể là do nhiễm lạnh, do viêm mũi dị ứng, do nhiễm các loại vi rút gây hại cho hệ hô hấp, do các bệnh phổi bẩm sinh, do bị bệnh tim hoặc do tiếp xúc nhiều với các chất kích thích như khói thuốc lá, khói xe cộ, bụi, hóa chất… 

Có rất nhiều cách chữa ho cho trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi và chăm sóc trẻ bị ho tại nhà mà không cần dùng thuốc tây. Bởi lẽ trẻ sơ sinh rất nhạy cảm với thuốc, nếu không cẩn thận sử dụng liều lượng không phù hợp lại phản tác dụng gây hại cho sức khỏe của trẻ. Chỉ khi trường hợp tình trạng sức khỏe của bé không có chuyển biến tốt mới nên sử dụng theo chỉ định của bác sĩ. Dưới đây là một số cách chữa ho tại nhà không dùng thuốc mà cha mẹ có thể tham khảo.

Cho trẻ bù nước bằng sữa mẹ

cách chữa ho cho trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi

Đối với người lớn trưởng thành, khi bị ho hoặc sổ mũi thường được bác sĩ khuyên uống thật nhiều nước để làm loãng dịch nhầy trong mũi và đờm trong họng. Tuy nhiên đối với trẻ sơ sinh thì khi bị ho, bác sĩ khuyên nên cho trẻ uống sữa mẹ. Sữa mẹ rất tốt cho sự phát triển của trẻ với hàm lượng dinh dưỡng cao, không chỉ giúp trẻ tăng sức đề kháng mà sữa mẹ còn như 1 loại thuốc bổ trị những bệnh cảm mạo bình thường của bé.

Dầu tràm rất tốt cho trẻ

Dầu tràm là một trong những món đồ không thể thiếu trong phòng của bé bởi nó có tác dụng giữ ấm và giảm các cơn ho cho trẻ. Mẹ có thể cho vài giọt dầu lên tay, xoa ều lên phần ngực, lưng, cổ, lòng bàn chân của trẻ. Mẹ có thể thoa sau khi tắm xong cho bé để giúp giữ ấm cho bé, tránh bị cảm lạnh. 

Giữ độ ẩm không khí và độ ấm ở mức thích hợp 

cách chữa ho cho trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi

Tình trạng ho của trẻ kéo dài một phần cũng do chất lượng không khí. Cách chữa ho cho trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi là mẹ có thể dùng máy lọc không khí và máy phun sương để làm sạch và tạo độ ẩm thích hợp cho không khí trong nhà, giúp giảm hẳn tình trạng ho của bé. 

Nhiệt độ trong phòng của bé cũng phải được điều chỉnh phù hợp, tránh bị bé bị nhiễm lạnh. Đắp chăn ám, đeo tất và găng tay để giữ ấm cho bé. 

Cải thiện tư thế ngủ của bé

Khi bé ngủ, mẹ nhớ lưu ý kê đầu bé trên gối để gối nâng đỡ đầu bé và giúp bé cơ thể hô hấp một cách thuận lợi hơn và giảm đáng kể các cơn ho. 

Dùng thêm nước muối sinh lý

cách chữa ho cho trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi

Ho thường đi kèm với các triệu chứng nghẹt mũi, chảy nước mũi… Sử dụng nước muối sinh lý để vệ sinh mũi sẽ giúp làm sạch và giảm một lượng đáng kể chất nhầy trong mũi bé, giúp bé hít thở một cách thoải mái hơn. 

Trên đây là một số cách chữa ho cho trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi tại nhà mà cha mẹ cần quan tâm để giúp trẻ sớm khỏi bệnh. Cha mẹ cũng cần phải theo dõi trẻ liên tục, nếu tình trạng ho của bé trở nặng phải nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế hoặc bệnh viện gần nhất để được khám và chữa trị kịp thời, tránh gây ra các biến chứng bất lợi cho quá trình phát triển sau này của trẻ.

BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC

Để lại một bình luận