Bạn đọc đang phân vân liệu có nên học ngành khoa học máy tính hay không? Mức lương cơ hội thăng tiến của ngành này như thế nào? Tất cả sẽ được chúng tôi trả lời chi tiết thông qua bài viết sau đây.
Có nên học ngành khoa học máy tính hay không?
Theo International Student.com, đây là chuyên ngành phổ biến đứng thứ ba trong số những ngành mà các sinh viên quốc tế lựa chọn học tại Mỹ. Điều này dường như là một câu trả lời rõ ràng cho câu hỏi liệu có nên học ngành khoa học máy tính hay không. Vậy tại sao chuyên ngành này lại thu hút nhiều sự quan tâm và theo học của nhiều sinh viên đến thế?
Về mức lương khởi điểm:
Được biết rằng mức lương trung bình của ngành học khoa học máy tính của các sinh viên vừa tốt nghiệp xong đại học hoặc các khóa học là cao theo cấp số nhân khi đem so sánh so với các ngành học khác. Mức lương của ngành học này được biết là vô cùng cao ngay cả đối với những sinh viên vừa mới tốt nghiệp và đang tìm kiếm công việc đầu tiên cho mình.
Cơ hội nghề nghiệp tương lai
Ngoài ra, chúng ta có thể nhìn thấy được viễn cảnh trong tương lai thực sự của ngành khoa học máy tính. Mọi thứ trong cuộc sống hiện nay đều được lưu trữ trong máy tính. Dĩ nhiên với sự tin học hóa ngày càng cao thì nhu cầu đối với tìm kiếm các chuyên gia trong lĩnh vực này cũng rất cao. Với xu hướng này thì khả năng sự hấp dẫn của khoa học máy tính giảm đi là rất khó xảy ra.
Cơ hội thăng tiến
Chuyên ngành khoa học máy tính này rất rộng và hết sức linh hoạt. Bạn đọc có thể hiểu rằng ngành khoa học máy tính gi như là một chiếc ô dù khổng lồ, nó bao gồm nhiều ngành nghề như kỹ sư CNTT và nhà phát triển phần mềm cho đến các nhà sáng tạo ra trò chơi và máy tính, các chuyên gia phần cứng.
Ngành Khoa học máy tính đào tạo gì?
Tại mỗi trường Đại học khác nhau sẽ có những thiết kế riêng biệt về ngành học này. Tuy nhiên tất cả đều dựa trên các nguyên tắc đảm bảo cung cấp một cách đầy đủ, cần thiết nhất cho sinh viên từ những kiến thức từ cơ bản cho đến kiến thức về chuyên môn, các kỹ năng mềm cần thiết để các người học có thể vận dụng tối đa trong ngành nghề sau khi ra trường.
Nhìn chung, tất cả các trường Đại học đào tạo ngành khoa học máy tính ở hầu hết mọi quốc gia đều có cấu trúc chương trình học cơ bản như dưới đây
Bước vào năm đầu tiên của chương trình Đại học, các bạn sinh viên sẽ được học tập, làm quen với những kiến thức cơ bản nhất về ngành Khoa học máy tính như sau:
- Khoa học máy tính ứng dụng
- Giới thiệu về hệ thống chương trình Quản lý
- Giới thiệu về hệ thống mạng lưới
- Giới thiệu về Cơ sở dữ liệu cơ bản
- Phân tích và thiết kế hệ thống
- Nguyên tắc cơ bản khi phát triển phần mềm
- Các khái niệm toán học dành cho máy tính
- Hệ điều hành và Kiến trúc máy tính
Từ năm thứ 2 trở đi, chương trình học tập, giảng dạy cho sinh viên sẽ tập trung nhiều hơn về các môn học chuyên ngành, đây cũng là những bộ môn quan trọng nhất giúp cho bạn đọc có được các kiến thức để làm nền móng áp dụng cho các công việc sau này liên quan đến ngành Khoa học máy tính.
- Phát triển đối tượng mục tiêu của hệ thống Java
- Phương pháp để phát triển hệ thống
- Phát triển chuyên nghiệp và doanh nghiệp
- Sáng tạo và đổi mới
- Phương pháp nghiên cứu cho máy tính và công nghệ
- Cấu trúc dữ liệu
- Lập trình đồng thời
- Quản trị hệ thống và mạng
- Hệ thống máy tính và các kỹ thuật cấp thấp
- Lý thuyết tính toán
Kết thúc mỗi chương trình học, sinh viên sẽ có cơ hội được tham gia thực tập tại các tập đoàn, công ty ở địa phương hoặc các công ty của nước ngoài với đúng vị trí chuyên ngành của bạn theo học. Điều này sẽ giúp cho sinh viên có cơ hội để chuẩn bị một hành trang thật vững chắc bao gồm cả về kiến thức và các kinh nghiệm thực tế hữu ích nhằm áp dụng cho công việc sau khi hoàn thành tốt nghiệp.
Đối tượng theo học ngành Khoa học máy tính là ai?
Ngành Khoa học máy tính luôn được biết đến là một trong những ngành học khá nghiêng về mặt lý thuyết và học thuật. Cho nên, những người có ước mơ theo đuổi ngành học và làm việc trong nhóm ngành này bắt buộc phải là những người có khả năng tư duy logic tốt và đầu óc tưởng tượng tốt, phong phúc. Ngoài ra, do các đặc thù của ngành nghề Khoa học máy tính cho nên những người chọn học và làm việc trong ngành này đòi hỏi cần phải có tính kiên nhẫn, cần cù, tỉ mỉ, khả năng chịu áp lực tốt và biết cách tự quản lý thời gian tối ưu hiệu quả.
Để hoàn thành tốt công việc của một kỹ sư khoa học máy tính thì những người theo học còn cần trang bị thêm một số kỹ năng như:
- Kỹ năng thương lượng
- Kỹ năng làm việc nhóm
- Kỹ năng làm việc độc lập
- Kỹ năng phản biện
Với những ưu điểm trên đây chúng tôi tin rằng bạn đọc sẽ biết được có nên học ngành khoa học máy tính hay không rồi đúng không? Chúc bạn đọc sẽ có những định hướng tương lai tốt nhất cho mình nhé.