Ngoại giao Hồ Chí Minh từ Geneva đến Paris từ lệ thuộc đến tự chủ là hành trình đàm phán kéo dài từ năm 1954 đến năm 1973 giành lại quyền độc lập tự chủ cho dân tộc Việt Nam. Thông qua hai bản Hiệp định này cho thấy được quyết sách đúng đắn và đường lối chiến lược ngoại giao Hồ Chí Minh để mang lại tự do cho nước nhà.
Ngoại giao Hồ Chí Minh từ Geneva đến Paris từ lệ thuộc đến tự chủ
Chiến tranh Việt Nam kéo dài từ thời kỳ chống Thực dân Pháp cho đến giai đoạn chống đế quốc Mỹ. Ngoại giao Hồ Chí Minh từ Geneva đến Paris từ lệ thuộc đến tự chủ là hành trình dài đòi quyền độc lập mà nhân dân Việt Nam vốn dĩ có quyền được hưởng.

Việt Nam giành độc lập tự chủ sau hai hiệp định ngoại giao
Trong suốt chặng đường ấy, vai trò của Ngoại giao đặc biệt đáng trân trọng. Dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh và những con người tài ba, xuất chúng Việt Nam ta đã lần lượt giành được quyền làm chủ đất nước, làm chủ cuộc đời mình.
Hiệp định Giơ-ne-vơ
Hiệp định Giơ-ne-vơ chính thức được ký kết vào ngày 20/07/1954 đình chỉ chiến tranh và khôi phục lại nền hòa bình ở Đông Dương. Hiệp định có nêu rõ sẽ bãi bỏ quyền cai trị của Thực dân Pháp, công nhận nền độc lại tại cả 3 quốc gia trong khu vực: Lào, Việt Nam, Campuchia.

Hiệp định Giơ-ne-vơ được ký kết tại Thụy Sỹ
Phái đoàn Ngoại giao Việt Nam do đồng chí Phạm Văn Đồng làm trưởng đoàn đã tới tham dự Hội nghị Giơ-ne-vơ (Thụy Sĩ). Trong Hội nghị, chúng ta có 2 đồng minh lớn là Liên Xô và Trung Quốc. Đại diện Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã kiên quyết đấu tranh đòi chấm dứt chiến tranh lập lai hòa bình tại Đông Dương.
Hiệp định được ký kết nhưng Việt Nam tạm thời vẫn bị chia cắt thành 2 miền qua vĩ tuyến 17. Việt Nam bước đầu giành được quyền độc lập tự chủ sau những ngày dài nô lệ, lệ thuộc.
Hiệp định Paris
Hiệp định Paris được ký kết vào ngày 27/01/1973 tại Pháp. Hiệp định đã chấm dứt hoàn toàn chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam.

Hiệp định Paris chấm dứt chiến tranh tại Việt Nam
Sau khoảng 500 cuộc họp báo, 1000 cuộc phỏng vấn ở Mỹ cùng các quốc gia khác trên thế giới với hàng ngàn cuộc mít tinh, biểu tình chống chiến tranh tại Việt Nam. Chúng ta đã giành được thắng lợi hoàn toàn mở ra một thời kỳ độc lập hoàn toàn cho dân tộc.
Ý nghĩa lịch sử của Hiệp định Giơ-ne-vơ và Hiệp định Paris
Hiệp định giơ-ne-vơ là văn bản pháp lý quốc tế đặc biệt. Hiệp định có ghi nhận các quyền dân tộc cơ bản không chỉ của nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa mà còn của các quốc gia trong khu vực Đông Dương.
Bản Hiệp định đã đánh dấu những thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp, buộc quân đội Pháp phải rút hết về nước. Thông qua bản Hiệp định này, mọi âm mưu kéo dài, mở rộng chiến tranh xâm lược Đông Dương của Pháp đã bị thất bại.

Hai bản hiệp định ghi dấu những thắng lợi của dân tộc Việt
Lúc này miền Bắc được giải phóng và bước đầu chuyển sang chế độ xã hội chủ nghĩa. Còn miền Nam tiếp tục chịu sự xâm lược của Đế quốc Mỹ. Một lần nữa chúng ta phải ngồi vào vào bàn đàm phán. Sau biết bao nỗ lực cố gắng đã đi đến Hiệp định Paris 1973. Hiệp định là kết quả của những năm đấu tranh kiên cường, bất khuất của nhân dân hai miền.
Dưới sự lãnh đạo tài tình của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh, chúng ta đã giành thắng lợi trên bàn đàm phán. Những điều đã ghi trong Hiệp định đã công nhận hoàn toàn nền độc lập dân tộc. Việt Nam sạch bóng quân thù và bước vào những ngày đầu xây dựng và phát triển đất nước.
Phương pháp ngoại giao Hồ Chí Minh – Cội nguồn giành độc lập
Để có thể giành được thắng lợi trong 2 bản Hiệp định không thể không nhắc đến sự tài ba của người lãnh đạo và tư tưởng ngoại giao tiến bộ, phù hợp và khéo léo.
Nội dung trọng điểm trong phương pháp ngoại giao của Hồ Chí Minh đó chính là “ dĩ bất biến, ứng vạn biến”. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nâng tầm tư tưởng đó ứng dụng vào chiến đấu. Chúng ta đã có những ứng biến nhanh nhạy trước sự thay đổi của thời cuộc. Với mỗi kẻ thù có cách ứng phó mạnh mẽ và mềm mỏng đúng lúc để giành được độc lập.

Ngoại giao Hồ Chí Minh khôn khéo, tiến bộ và hiệu quả
Ngoại giao thời Hồ Chí Minh rất khôn khéo khi biết cách tranh thủ sự hỗ trợ từ ngoài để tạo thêm động lực và bước đà tấn công. Đây cũng là một yếu tố mà nước ta đã may mắn có được trong những ngày tháng chiến tranh gian khổ nhất.
Chỉ có ở thời đại Hồ Chí Minh mới có những cuộc chiến “vừa đánh vừa đàm” nổi tiếng. Quân sự và ngoại giao có sự đồng điệu hợp nhất. Ý chí của dân tộc “Thà hy sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ” đã làm nên một Việt Nam độc lập, dân chủ và vững mạnh như ngày hôm nay.
Ngoại giao Hồ Chí Minh từ Geneva đến Paris từ lệ thuộc đến tự chủ là hành trình dài dân tộc vươn lên từ bùn đen nô lệ đến ngày huy hoàng, sáng tươi. Thắng lợi trên bàn đàm phán đã giúp dân tộc ta có được lợi thế trên trường quốc tế, sẵn sàng tập trung sức lực để tiến tới xây dựng chủ nghĩa xã hội, phát triển đất nước.