Nếu bạn đang lo lắng không biết rằng liệu quan hệ với người nhiễm HIV bao lâu thì bị nhiễm? Vì có sự khác nhau trong thời gian phát bệnh cũng như xuất hiện các triệu chứng ở những người bị HIV. Vậy thì hãy theo dõi ngay bài viết “Giải đáp thắc mắc: Quan hệ với người nhiễm HIV bao lâu thì bị nhiễm HIV?”.
Giải đáp thắc mắc: Quan hệ với người nhiễm HIV bao lâu thì bị?
Theo dõi bài viết để trả lời câu hỏi: Quan hệ với người nhiễm HIV bao lâu thì bị bệnh? Sau khi quan hệ không an toàn với người nhiễm HIV thì khoảng từ 2 đến 6 tuần người bệnh thường xuất hiện những biểu hiện sớm của bệnh. Tuy nhiên, tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người và miễn dịch mà thời gian ủ bệnh có thể dài hay ngắn. Các dấu hiệu khi người bệnh nhiễm HIV ban đầu khá giống với bệnh cảm cúm thông thường nên rất dễ bị nhầm lẫn.
Tỷ lệ nhiễm HIV khi quan hệ cùng người nhiễm HIV là rất cao. Có 3 giai đoạn và các triệu chứng khi đã bị nhiễm HIV
Giai đoạn 1
Giai đoạn 1 của HIV hay còn được gọi là giai đoạn cửa sổ. Giai đoạn này thường xảy ra sau khi người bệnh tiếp xúc hoặc bị lây nhiễm HIV khoảng từ 2 đến 6 tuần.
Các triệu chứng ban đầu ở giai đoạn này sau khi nhiễm HIV giống như bệnh cúm (sốt, đau cơ, đau khớp, phát ban, nổi hạch cổ bẹn hay nách…)
Các triệu chứng của người nhiễm HIV có thể nhẹ, người bệnh không chú ý. Tuy nhiên trong thời gian này virus HIV gây bệnh đang sinh sôi và lây lan khắp cơ thể.
Khả năng lây truyền HIV cho người khác trong giai đoạn 1 là cao nhất vì số lượng virus có trong máu rất cao.
Giai đoạn 2
Giai đoạn 2 còn được gọi là giai đoạn ẩn bệnh. Giai đoạn ẩn bệnh có thể kéo dài trong nhiều năm mà không có triệu chứng gì.
Ở giai đoạn này có thể có những triệu chứng hạn chế liên quan đến nhiễm HIV. Tuy nhiên đa phần người bệnh có thể không có những triệu chứng trong nhiều năm.
Trong giai đoạn này virus HIV có trong cơ thể nhưng không tấn công hệ miễn dịch của người bệnh, việc điều trị bệnh trong giai đoạn 2 rất quan trọng. Nhiều người bệnh vẫn có thể lây truyền HIV trong giai đoạn này.
Giai đoạn 3 ( còn được gọi là giai đoạn bệnh AIDS)
Một người bị AIDS hệ miễn dịch rất yếu và mất đi khả năng kháng nhiễm. Do virus HIV gây bệnh tấn công trực tiếp vào hệ thống miễn dịch đặc hiệu của cơ thể. Từ đó gây ra tình trạng suy giảm miễn dịch của người bệnh.
Các triệu chứng bệnh trong giai đoạn này rất khác nhau, chủ yếu là biểu hiện của những căn bệnh nhiễm trùng… Thời gian từ lúc xác định giai đoạn cuối của bệnh AIDS đến lúc tử vong thường không quá 2 năm, trung bình khoảng 18 tháng. Riêng đối với trẻ em, thời gian bệnh ngắn hơn, thường từ 10-12 tháng.
Làm thế nào để phát hiện nhiễm bệnh HIV?
Các đối tượng nên làm xét nghiệm HIV như:
– Những người có tiêm chích ma túy và có sử dụng chung bơm kim tiêm với người khác.
– Người có quan hệ tình dục qua đường âm đạo và đường hậu môn hay dùng miệng mà không sử dụng bao cao su với người không phải là vợ/chồng của mình.
– Người quan hệ tình dục không an toàn với người có tiêm chích ma túy hoặc những người có hành vi quan hệ tình dục với nhiều người khác.
– Bạn tình hoặc là người chăm sóc, người sống chung với người nhiễm HIV.
– Những người có mẹ bị nhiễm bệnh HIV.
Những lầm tưởng khiến bạn có thể nhiễm HIV sau quan hệ tình dục
Thứ nhất, quan hệ tình dục với bạn tình là người quen biết là an toàn
Nhiều người hiện nay chỉ có ý thức phòng tránh lây nhiễm HIV khi quan hệ tình dục với người lạ (người hành nghề mại dâm…). Trên thực tế, không có gì đảm bảo rằng sẽ an toàn tuyệt đối về nguy cơ phơi nhiễm với HIV khi quan hệ tình dục, ngay cả khi đó là vợ/chồng của bạn. Tình dục an toàn (có sử dụng bao cao su) được khuyến cáo với mọi trường hợp để giảm nguy cơ lây nhiễm HIV sau quan hệ.
Thứ 2, chỉ quan hệ qua đường âm đạo mới có nguy cơ nhiễm HIV
Ngoài quan hệ qua đường âm đạo thì quan hệ tình dục không an toàn qua đường miệng hay đường hậu môn cũng có nguy cơ gây lây nhiễm HIV. Thậm chí, nguy cơ phơi nhiễm HIV đối với đường hậu môn còn cao hơn hai con đường còn lại do niêm mạc dễ bị trầy xước sau khi quan hệ. Đây cũng là một trong những lý do tỷ lệ nhiễm HIV ở đối tượng đồng tính nam (thường quan hệ qua đường hậu môn) gia tăng mạnh trong thời gian gần đây.
Thứ 3, xuất tinh ngoài âm đạo sẽ không bị nhiễm HIV
Đối với HIV, ngoài việc sử dụng bao cao su, không có một biện pháp nào khác (dùng thuốc tránh thai, đặt vòng…) ngay cả xuất tinh ngoài âm đạo có thể làm giảm nguy cơ lây nhiễm HIV. Thực tế, virus HIV tồn tại không chỉ trong máu mà còn tồn tại cả trong các dịch sinh học khác của cơ thể (tinh dịch, dịch âm đạo…). Sự tiếp xúc với các dịch này trong quá trình giao hợp có thể làm tăng nguy cơ nhiễm HIV sau quan hệ chứ không chỉ lúc xuất tinh.
Trên đây là những thông tin để giải đáp thắc mắc: Quan hệ với người nhiễm HIV bao lâu thì bị nhiễm HIV? Mong rằng qua bài viết này của chúng tôi sẽ giúp các bạn biết cách phòng tránh nhiễm HIV.